Hướng dẫn đặt tên công ty theo phong thủy thu hút tài lộc, vượng cát và trường tồn.

Hướng dẫn đặt tên công ty theo phong thủy: thu hút tài lộc, vượng cát, trường tồn. Đặt tên hợp âm dương, ngũ hành, bản mệnh và đảm bảo đúng quy định pháp luật để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Giới thiệu

Đặt tên công ty theo phong thủy là xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt tại các quốc gia phương Đông như Việt Nam. Một cái tên không chỉ là biểu tượng nhận diện thương hiệu mà còn được tin rằng có thể thu hút tài lộc và vận may, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong bài viết này, StartX sẽ hướng dẫn bạn cách đặt tên công ty hợp phong thủy, đảm bảo hài hòa giữa ý nghĩa phong thủy và quy định pháp luật.
Hướng dẫn đặt tên công ty theo phong thủy
Đặt tên công ty theo phong thủy
  1. Đặt tên công ty theo phong thủy là gì?

Đặt tên công ty theo phong thủy là việc lựa chọn tên gọi doanh nghiệp dựa trên các nguyên tắc phong thủy như âm dương, ngũ hành, và mệnh học. Mục tiêu là tạo sự cân bằng, hài hòa, thu hút các yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp gặt hái thành công.

Ý nghĩa của việc đặt tên công ty theo phong thủy

  • Tăng cường vận may: Thu hút năng lượng tích cực, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong kinh doanh.
  • Tạo dấu ấn mạnh mẽ: Dễ ghi nhớ và gây ấn tượng tốt với khách hàng, đối tác.
  • Thúc đẩy sự phát triển: Mang lại sự ổn định, điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
  1. Vì sao nên đặt tên công ty theo phong thủy?

Phong thủy trong kinh doanh không chỉ là niềm tin mà còn trở thành phương pháp tối ưu vận khí cho doanh nghiệp. Một cái tên phù hợp phong thủy có thể:
  • Tránh các yếu tố xấu: Hạn chế rủi ro, tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp.
  • Tạo sự cân bằng và hài hòa: Đảm bảo sự ổn định trong hoạt động.
  • Tăng cường uy tín và niềm tin: Gây ấn tượng mạnh mẽ với đối tác và khách hàng.
Vì sao nên đặt tên công ty theo phong thủy?
Vì sao nên đặt tên công ty theo phong thủy?
  1. Cách đặt tên công ty theo phong thủy

Đặt tên công ty hợp phong thủy cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

Tuân thủ quy tắc âm dương

  • Sự cân bằng giữa số nét chữ chẵn (dương) và lẻ (âm) sẽ mang lại sự ổn định.
  • Tên hài hòa giữa các âm tiết mềm mại và mạnh mẽ giúp tăng cường vận khí.

Dựa vào bản mệnh

Mỗi người sinh ra đều có một bản mệnh riêng theo từng độ tuổi. Tùy vào mỗi mệnh sẽ có những con số may mắn, tài lộc khác nhau. Do đó, bạn có thể dựa vào Ngũ Hành hoặc theo mệnh tuổi của người chủ, chọn mệnh phù hợp hoặc mệnh tương sinh để đặt tên công ty theo phong thủy đúng thời vận.
  • Tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hoả.
  • Tương Khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy Khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Đặt tên theo mệnh học

Tên công ty cần tương hợp với mệnh của chủ doanh nghiệp dựa trên ngũ hành:
  • Mệnh Kim: Tên bắt đầu bằng các chữ C, Q, R, S, X, Z.
  • Mệnh Mộc: Tên bắt đầu bằng G, K.
  • Mệnh Thủy: Tên bắt đầu bằng Đ, B, F, M, H, P.
  • Mệnh Hỏa: Tên bắt đầu bằng D, J, L, N, T.
  • Mệnh Thổ: Tên bắt đầu bằng A, W, Y, E, O, I, U.

Sử dụng các từ ngữ mang ý nghĩa tích cực

Tên công ty nên gợi nhắc đến sự thịnh vượng, phát triển như "Phát", "Thịnh", "An", "Tín", tránh các từ tiêu cực.

Đặt tên theo năm 2025 thành lập

Năm 2025 (Ất Tỵ) thuộc hành Hỏa, mang năng lượng của sự nhiệt huyết, phát triển và sáng tạo. Vì vậy, đặt tên công ty theo phong thủy năm Ất Tỵ cần tập trung vào yếu tố tương sinh (Mộc và Hỏa) và tránh yếu tố tương khắc (Thủy và Kim).
  • Hành Mộc sinh Hỏa: Sử dụng các từ ngữ liên quan đến cây cối, sự phát triển như “Mộc”, “Xanh”, “An”, “Phát”.
  • Hành Hỏa: Thể hiện sự sôi động, lan tỏa như “Tỏa”, “Sáng”, “Lửa”.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh, Tập đoàn bất động sản An Gia, Công ty CP phát triển Bất Động Sản Phát Đạt

Đặt tên công ty theo bảng mệnh

Phong thủy cá nhân, đặc biệt là bản mệnh của chủ doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong kinh doanh. Mỗi tuổi gắn liền với một hành trong ngũ hành, từ đó định hướng tên phù hợp.
  • Người Mệnh Kim:
    • Những người sinh năm sau đây thuộc mệnh Kim trong ngũ hành gồm: Nhâm Thân 1932 & 1992; Quý Dậu 1933 & 1993; Canh Thìn 1940 & 2000; Tân Tỵ 1941 & 2001; Giáp Ngọ 1954 & 2014; Ất Mùi 1955 & 2015; Nhâm Dần 1962 & 2022; Quý Mão 1963 & 2023; Canh Tuất 1970; Tân Hợi 1971; Giáp Tý 1984; Ất Sửu 1985.
    • Dùng từ ngữ liên quan đến Kim (vật quý) và Thủy (tương sinh). Ví dụ: Công ty CP Thương mại - Xây dựng Ngân Phú, Công ty TNHH Đại Hải, Tập đoàn Hưng Thịnh...
  • Người Mệnh Mộc:
    • Những người sinh năm sau đây thuộc mệnh Kim trong ngũ hành gồm: Nhâm Ngọ 1942 & 2002; Quý Mùi 1943 & 2003; Canh Dần 1950 & 2010; Tân Mão 1951 & 2011; Mậu Tuất 1958 & 2018; Kỷ Hợi 1959 & 2019; Nhâm Tý 1972; Quý Sửu 1973; Canh Thân 1980; Tân Dậu 1981; Mậu Thìn 1988; Kỷ Tỵ 1989
    • Ưu tiên từ liên quan đến Mộc (cây, sự phát triển) hoặc Thủy. Ví dụ: Công ty TNHH Mộc An, Công ty CP Thịnh Phát, Công ty cổ phần nhựa Bình Minh...
  • Người Mệnh Thủy:
    • Chủ công ty mệnh Thủy sinh vào các năm: Bính Ngọ (1966); Đinh Mùi (1967); Giáp Dần (1974); Ất Mão (1975); Nhâm Tuất (1982); Quý Hợi (1983); Bính Tý (1996); Đinh Sửu (1997); Giáp Thân (2004); Ất Dậu (2005)
    • Tập trung vào Thủy (nước, linh hoạt) hoặc Kim. Ví dụ: Công ty CP Đại Dương, Công ty TNHH Ngọc Kim, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương...
  • Người Mệnh Hỏa:
    • Tính theo thời gian gần nhất người mang mệnh Hỏa có những năm sinh là: Mậu Tý (1948), Kỷ Sửu (1949), Đinh Dậu (1957), Bính Dần (1986), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Thân (1956), Giáp Thìn (1964), Đinh Mão (1987), Ất Tỵ (1965), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995), Mậu Tý (2008), Kỷ Sửu (2009), Bính Thân (2016), Đinh Dậu (2017),…
    • Sử dụng các từ mang tính mạnh mẽ, sôi động như Tỏa, Sáng, Phát. Ví dụ: Công ty CP Sáng Tỏa, Công ty TNHH Ánh Sáng, Công ty TNHH Du Lịch Lửa Việt...
  • Người Mệnh Thổ:
    • Doanh nhân theo mệnh Thổ được sinh gần nhất vào các năm: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1990), Tân Mùi (1991), Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999), Bính Tuất (2006), Đinh Hợi (2007).
    • Liên quan đến Thổ (đất, ổn định) hoặc Hỏa. Ví dụ: Công ty TNHH Địa Phát, Công ty cổ phần thương mại Châu Vân.
Đặt tên công ty theo mệnh trong phong thủy
Đặt tên công ty theo mệnh trong phong thủy

Đặt tên công ty theo tuổi

  • Tuổi Tý: Tên nên mang ý nghĩa đứng đầu hoặc thành công như Trường Phát.
  • Tuổi Sửu; Chọn các từ như Phú hoặc Thịnh để tăng thêm vượng khí.
  • Tuổi Dần: Nên chọn tên thể hiện sức mạnh như Đại Hổ.
  • Tuổi Mão: Có thể dùng các từ như Thanh hoặc Bình.
  • Tuổi Thìn: Tên có thể liên quan đến sự hùng mạnh như Long hoặc Vương.
  • Tuổi Tỵ: Nên chọn tên thể hiện sự thông minh như Tài hoặc Minh.
  • Tuổi Ngọ; Các từ như Lộc hoặc Vinh sẽ phù hợp.
  • Tuổi Mùi: Nên chọn những cái tên nhẹ nhàng như An hoặc Bình.
  • Tuổi Thân: Có thể chọn các tên như Tín hoặc Đại để mang lại sự hưng thịnh.
  • Tuổi Dậu: Các từ như Tài hoặc Sơn sẽ mang đến sự vinh quang.
  • Tuổi Tuất: Nên chọn những cái tên thể hiện sự trung thành như Bảo hoặc Trung.
  • Tuổi Hợi: Có thể dùng các từ như Phúc hoặc Lộc để thu hút tài lộc.

Theo ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề cũng có hành đặc trưng trong ngũ hành. Lựa chọn tên hợp hành ngành nghề giúp tạo sự hài hòa trong phong thủy tổng thể.
  • Hành Kim: Công nghệ, tài chính, sản xuất
    • Tên gọi: Liên quan đến sự sắc bén, giá trị cao.
    • Ví dụ: Công ty CP Công Nghệ Kim Long, Công ty TNHH Tài Phú.
  • Hành Mộc: Nông nghiệp, giáo dục, nội thất
    • Tên gọi: Gợi lên sự phát triển bền vững.
    • Ví dụ: Công ty TNHH Xanh Phát Đạt, Công ty CP Học Mộc.
  • Hành Thủy: Vận tải, du lịch, hàng hải
    • Tên gọi: Biểu trưng dòng chảy thuận lợi.
    • Ví dụ: Công ty TNHH Đại Dương Xanh, Công ty CP Ngọc Hải.
  • Hành Hỏa: Năng lượng, ẩm thực, giải trí
    • Tên gọi: Liên quan đến sự bùng nổ, lan tỏa.
    • Ví dụ: Công ty TNHH Năng Lượng Đỏ, Công ty CP Tỏa Sáng.
  • Hành Thổ: Xây dựng, bất động sản, cơ khí
    • Tên gọi: Mang tính ổn định, chắc chắn.
    • Ví dụ: Công ty TNHH Địa Phát, Công ty CP Thành Thổ.

Một vài ví dụ tên công ty phong thủy

  • Công ty TNHH Hưng Thịnh Land
Tên gọi tạo cảm giác vững chắc, đáng tin cậy trong ngành bất động sản. Đồng thời, “Hưng Thịnh” dễ nhớ, dễ nhận diện, mang năng lượng tích cực.
  • Yếu tố phong thủy:
    • Hành Thổ: Tên liên quan đến lĩnh vực bất động sản (Thổ), rất phù hợp với ngành nghề. Từ “Land” cũng nhấn mạnh về đất đai, bất động sản.
    • “Hưng Thịnh”: Hai từ mang ý nghĩa thịnh vượng, phát triển bền vững, giúp thu hút tài lộc và vận may.
    • Âm dương: “Hưng” (số nét lẻ, âm) và “Thịnh” (số nét chẵn, dương) tạo sự cân bằng, hài hòa.
  • Công ty CP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ)
Tên gọi tạo cảm giác sang trọng, uy tín và chuyên nghiệp. Cụm từ “Vàng Bạc Đá Quý” gợi nhắc đến sản phẩm chủ lực, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện.
  • Yếu tố phong thủy:
    • Hành Kim: Từ “Vàng Bạc Đá Quý” thuộc hành Kim, tượng trưng cho sự giàu sang, quý phái. Điều này rất phù hợp với lĩnh vực kim hoàn.
    • “Phú Nhuận”: “Phú” mang ý nghĩa giàu có, thịnh vượng; “Nhuận” thể hiện sự phát triển đều đặn, sung túc. Cả hai từ thuộc hành Thủy, hỗ trợ tương sinh cho hành Kim.
  • Công ty CP Thủy Sản Minh Phú
Tên gọi vừa thể hiện rõ ngành nghề, vừa mang ý nghĩa phát triển bền vững, minh bạch và đáng tin cậy. Đây là một tên dễ nhớ, có tính biểu tượng cao.
  • Yếu tố phong thủy:
    • Hành Thủy: Từ “Thủy Sản” gắn liền với lĩnh vực kinh doanh của công ty, thuộc hành Thủy, mang tính linh hoạt và dồi dào.
    • “Minh Phú”: “Minh” thể hiện sự minh bạch, sáng suốt, còn “Phú” mang ý nghĩa giàu có, phát đạt. Hai yếu tố này giúp tăng sự uy tín và khả năng thu hút đối tác, khách hàng.
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Golden Gate
Tên gọi quốc tế, hiện đại và mang tính biểu tượng, dễ dàng gợi nhớ đến các tiêu chuẩn chất lượng cao. “Golden Gate” cũng liên tưởng đến sự hội nhập quốc tế, phù hợp với chiến lược phát triển tập đoàn.
  • Yếu tố phong thủy:
    • “Golden Gate”: Mang ý nghĩa “Cánh cổng vàng”, thể hiện sự vươn xa và phát triển mạnh mẽ, biểu tượng của thành công và cơ hội.
    • Hành Kim: Từ “Golden” thuộc hành Kim, phù hợp với lĩnh vực F&B (Food & Beverage), nơi yêu cầu sự sáng tạo và chất lượng.
    • Âm dương: Cân bằng giữa “Golden” (dương) và “Gate” (âm), tạo sự hài hòa trong vận khí.
  1. Những lưu ý khi đặt tên công ty theo phong thủy

  • Tránh tên gây nhầm lẫn: Kiểm tra kỹ trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp để tránh trùng lặp.
  • Đảm bảo tên dễ nhớ, dễ phát âm: Tên ngắn gọn, dễ đọc giúp khách hàng dễ nhận diện.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Không vi phạm thuần phong mỹ tục hoặc sử dụng từ ngữ liên quan đến tổ chức chính trị, quân sự.
Bạn có thể tham khảo thêm Cách đặt tên công ty phù hợp với quy định pháp luật ngay tại đây.
Lưu ý khi đặt tên công ty theo phong thủy
Lưu ý khi đặt tên công ty theo phong thủy
  1. Công cụ hỗ trợ đặt tên công ty hợp phong thủy

  1. Dịch vụ hỗ trợ từ StartX

Nếu bạn gặp khó khăn khi đặt tên công ty theo phong thủy, StartX cung cấp các dịch vụ:
  • Tư vấn đặt tên hợp phong thủy: Đảm bảo hài hòa giữa yếu tố phong thủy và pháp luật.
  • Hỗ trợ kiểm tra và đăng ký tên: Tránh trùng lặp và vi phạm quy định.
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói: Bao gồm tư vấn phong thủy, đăng ký kinh doanh, và hỗ trợ pháp lý.
  1. Câu hỏi thường gặp

Tên công ty hợp phong thủy có thật sự quan trọng không?
  • Đúng, một cái tên hợp phong thủy có thể thu hút năng lượng tích cực, hỗ trợ kinh doanh.
Làm sao để kiểm tra tên công ty hợp phong thủy?
Tên công ty có được thay đổi không?
  • Có, nhưng cần làm thủ tục thay đổi tên tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bạn cũng có thể tham khảo thên dịch vụ đổi tên công ty của StartX.
StartX hỗ trợ đặt tên công ty không?
Đặt tên công ty theo phong thủy không chỉ là xu hướng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ thu hút tài lộc đến tạo dấu ấn thương hiệu. Nếu bạn đang tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp, hãy liên hệ StartX ngay hôm nay để tư vấn đặt tên công ty miễn phí!
Tuyết Nhung - StartX