Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì để hiệu quả?

Doanh nghiệp mới thành lập cần hoàn thành các thủ tục như đăng ký chữ ký số, khắc dấu, đăng ký thuế ban đầu, sử dụng hóa đơn điện tử, mở tài khoản ngân hàng và nộp lệ phí môn bài. Hướng dẫn chi tiết giúp bạn khởi đầu thuận lợi và tuân thủ pháp luật.

Giới thiệu

Khi thành lập doanh nghiệp, nhiều người thường tự hỏi: Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? Để giúp các doanh nghiệp mới khởi đầu thuận lợi và tuân thủ các quy định pháp lý, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bước cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp, từ việc nộp thuế, khắc dấu, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đến mở tài khoản ngân hàng. Đây là những thủ tục cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần hoàn thành để hoạt động hợp pháp và hiệu quả.

Các thủ tục cần làm sau khi  thành lập doanh nghiệp
Các thủ tục cần làm sau khi  thành lập doanh nghiệp
  1. Đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp

Chữ ký số là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử, kê khai thuế và sử dụng hóa đơn điện tử. Theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử, doanh nghiệp phải đăng ký chữ ký số để phục vụ cho việc ký kết các hợp đồng điện tử và giao dịch trực tuyến.
Quy trình đăng ký chữ ký số:
  • Lựa chọn nhà cung cấp chữ ký số uy tín.
  • Nộp hồ sơ đăng ký chữ ký số và nhận thiết bị chứa chữ ký số (Token).
  • Sau khi cài đặt, doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng chữ ký số để ký các văn bản và thực hiện kê khai thuế online.
  1. Làm con dấu và biển hiệu

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành làm con dấu và bảng hiệu công ty.
  • Con dấu: Yếu tố pháp lý quan trọng để xác thực các văn bản và giao dịch của doanh nghiệp. Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp có quyền tự do quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu. Doanh nghiệp mới thành lập cần lựa chọn đơn vị khắc dấu uy tín để tạo con dấu phù hợp với quy định pháp luật.
  • Bảng hiệu: Theo điều 37 Luật Doanh Nghiệp số 59/2020/QH14, có quy định tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Công ty bắt buộc phải treo bảng hiệu tại địa chỉ đăng ký trên giấy phép kinh doanh. Nếu không treo bảng hiện có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng
  1. Đăng ký thuế ban đầu cho doanh nghiệp

Một trong những việc đầu tiên mà doanh nghiệp mới thành lập cần làm là đăng ký thuế ban đầu. Đây là bước bắt buộc để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Điều này được quy định tại khoản 1, điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
  1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các bước đăng ký thuế ban đầu:
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc (hoặc người đại diện pháp luật).
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Sau khi cơ quan thuế cấp mã số thuế, doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế.
  1. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Theo điều 59 và Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) được quy định như sau:
"Điều 59. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp mới thành lập cần phải tuân thủ yêu cầu này ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Áp dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro về pháp lý và đảm bảo tuân thủ các quy định của cơ quan thuế.
Các bước đăng ký hóa đơn điện tử:
  • Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phù hợp.
  • Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử lên cơ quan thuế.
  • Sau khi được phê duyệt, doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch.
  1. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Một bước quan trọng khác mà doanh nghiệp cần thực hiện là mở tài khoản ngân hàng. Theo Thông tư 02/2019/TT-NHNN, doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch, nộp thuế, và quản lý tài chính.
Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 11. Đối tượng mở tài khoản thanh toán
...
Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.”.
Quy trình mở tài khoản ngân hàng:
  • Chuẩn bị hồ sơ gồm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu, chứng minh thư của giám đốc hoặc người đại diện pháp luật.
  • Lựa chọn ngân hàng phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và tiến hành đăng ký mở tài khoản.
  • Sau khi tài khoản được mở, doanh nghiệp phải thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế theo quy định.
  1. Nộp lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là khoản thuế bắt buộc mà doanh nghiệp mới thành lập phải nộp trong năm đầu tiên hoạt động. Mức lệ phí được quy định theo Khoản 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP , dựa trên vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Các bước nộp lệ phí môn bài:
  • Doanh nghiệp cần xác định mức lệ phí môn bài theo quy định.
  • Thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho cơ quan thuế trong thời hạn quy định.
  • Lưu ý, doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2024 có thể được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn hoặc gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục này, StartX luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ toàn diện về dịch vụ thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Tuyết Nhung - StartX.