Giấy phép con là gì? Hậu quả khi hoạt động kinh doanh không có giấy phép con
Giấy phép con là giấy tờ pháp lý bắt buộc cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hoạt động không giấy phép con có thể bị xử phạt lên đến 100.000.000, đình chỉ hoạt động, mất uy tín và rủi ro pháp lý.
Mục lục
Giới Thiệu
Giấy phép con là loại giấy tờ pháp lý cần thiết cho các ngành
nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Việc hoạt động mà không có giấy phép con không chỉ vi phạm quy định pháp luật mà còn gây ra
những hậu quả nghiêm trọng như bị xử phạt, đình chỉ hoạt động, và mất uy tín doanh nghiệp. Bài viết này sẽ phân tích các hậu quả pháp
lý và kinh doanh khi không có giấy phép con, đồng thời đưa ra giải pháp để doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật.
-
Giấy phép con là gì
Hiện nay, Luật Đầu tư 2020 và các văn bản liên quan không có định nghĩa
cụ thể về thuật ngữ giấy phép con là gì?. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng, đây là loại giấy tờ pháp lý cần thiết để doanh nghiệp được phép
hoạt động hợp pháp trong các ngành
nghề kinh doanh có điều kiện. Loại giấy này thường được áp dụng nhằm đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh,
kinh tế và xã hội. Bạn
có thể tham khảo thêm các
ngành nghề yêu cầu giấy phép con
tại đây.

Hậu
quả khi hoạt động kinh doanh không có giấy phép con là gì?
-
Hậu quả khi hoạt đông kinh doanh không có giấy phép con là gì?
Xử phạt hành chính
Căn cứ theo khoản 3, Điều 6, Nghị định 98/2020/NĐ-CP,
các mức xử phạt phổ biến nếu doanh nghiệp không có giấy phép con khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện:
Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, sẽ tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà sẽ có mức
phạt tương ứng. Ví dụ:
-
Dịch vụ lữ hành: Theo quy định tại khoản 14 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền: tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 7. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;d) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;đ) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh
-
Lĩnh vực y tế: quy định hiện hành, đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì bạn của bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo điều 38, Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vự y tế:
Điều 38. Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;b) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;c) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
-
Lĩnh vực dịch vụ việc làm: doanh nghiệp hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ từ 60.000.000 đồng đến 60.000.000 triệu đồng.
Theo điều 7, Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Điều 7. Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không phải là trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập hợp pháp hoặc không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
Đình Chỉ Hoạt Động Kinh Doanh
Theo khoản 2, Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 về việc tạm ngừng, đình chỉ hoạt động,
chấm dứt kinh doanh quy định:
Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo khoản 6, Điều 6, Nghị định
98/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh quy định:
Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
Hình thức xử phạt bổ sung:a) Tịch thu tang vật vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
-
Vậy rủi ro của doanh nghiệp khi kinh doanh không có giấy phép con là gì?
-
Mất Uy Tín Doanh Nghiệp
-
Khách hàng và đối tác mất niềm tin do vi phạm quy định pháp luật.
-
Khó thu hút nhà đầu tư hoặc mở rộng thị trường.
-
-
Khó Khăn Trong Huy Động Vốn
-
Ngân hàng và quỹ đầu tư yêu cầu cung cấp giấy phép con hợp lệ.
-
Thiếu giấy phép con dẫn đến mất cơ hội nhận vốn từ đối tác chiến lược.
-
-
Rủi Ro Pháp Lý Lâu Dài
-
Doanh nghiệp có thể đối mặt với kiện tụng kéo dài.
-
Chi phí xử lý hậu quả vi phạm gia tăng, ảnh hưởng đến dòng tiền và tài sản doanh nghiệp.
-
Không có giấy phép con không chỉ dẫn đến hậu quả pháp lý mà còn
gây thiệt hại lớn về tài chính và uy tín doanh nghiệp. Tuân thủ quy định pháp luật là cách tốt nhất để doanh nghiệp phát triển bền
vững và tránh các rủi ro không đáng có. Nếu bạn cần hỗ trợ xin giấy phép con, hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Hãy
liên hệ với StartX ngay để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ nhanh chóng!
Tuyết Nhung – StartX