Hướng dẫn đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Tìm hiểu quy định đăng ký ngành nghề kinh doanh, phân biệt ngành nghề chính và phụ, điều kiện với ngành nghề có điều kiện, và số lượng ngành nghề doanh nghiệp có thể đăng ký. Đảm bảo chọn ngành đúng pháp luật và tối ưu cho chiến lược kinh doanh.

Giới thiệu

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh là bước cực kỳ quan trọng khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy định pháp lý liên quan đến việc đăng ký ngành nghề kinh doanh, số lượng ngành nghề bạn có thể đăng ký, sự khác biệt giữa ngành nghề chính và phụ, cũng như các điều kiện cho từng loại ngành nghề theo Luật Doanh Nghiệp 2020.
  1. Ngành nghề kinh doanh là gì?

Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực mà doanh nghiệp lựa chọn để hoạt động và tạo ra doanh thu. Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh là một yêu cầu bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp. Các ngành nghề kinh doanh có thể chia thành hai loại chính:
  • Ngành nghề không có điều kiện: Đây là các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh mà không phải đáp ứng điều kiện đặc biệt nào. Ví dụ: như kinh doanh bán lẻ, sản xuất hàng hóa thông thường.
  • Ngành nghề có điều kiện: Đây là các ngành nghề mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật như giấy phép con, chứng chỉ, hoặc đáp ứng yêu cầu về vốn. Ví dụ: kinh doanh bất động sản, dịch vụ bảo vệ, hoặc xuất khẩu gạo...

    Hướng dẫn đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp mới
    Hướng dẫn đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp mới
Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 quy định về khái niệm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cụ thể như sau:
Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
  1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Theo đó, để được kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp được quy định phải có một trong các hình thức sau:
  1. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận;
c) Chứng chỉ;
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Bất kể là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hay không có điều kiện đều phải đăng tài trên Bố cáo điện tử - Cổng thông tin quốc gia

  1. Một công ty có thể đăng ký bao nhiêu ngành nghề?

Theo Điều 7 của Luật Doanh Nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể đăng ký không giới hạn số lượng ngành nghề.
Điều 7. Quyền của doanh nghiệp
  1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
  2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề cụ thể, doanh nghiệp cần có giấy phép con hoặc phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Đăng ký nhiều ngành nghề giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động, nhưng cần tuân thủ nghiêm các quy định pháp lý liên quan.
Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, bạn sẽ cần đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.

  1. Phân biệt ngành nghề chính và ngành nghề phụ

Theo Điều 6 của Nghị định số 101/2009/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về ngành nghề chính và ngành nghề phụ thì có thể hiểu như sau:
  • Ngành nghề chính: là lĩnh vực hoạt động chủ yếu mà doanh nghiệp đăng ký khi thành lập. Đây là ngành nghề mang lại phần lớn doanh thu và phản ánh hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ chọn 01 ngành nghề chính trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Ngành nghề phụ: là ngành nghề phát sinh từ ngành nghề chính (ngành nghề liên quan)
Điều 6. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
  1. Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp” là ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định và giao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Ngành nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp” (gọi tắt là ngành nghề có liên quan) là ngành nghề phụ trợ hoặc phái sinh từ ngành nghề kinh doanh chính, trên cơ sở điều kiện và lợi thế của ngành nghề kinh doanh chính hoặc sử dụng lợi thế, ưu thế của ngành nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp cho ngành nghề kinh doanh chính.

  1. Các ngành nghề kinh doanh phổ biến

Theo số liệu từ Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2023 và nửa đầu năm 2024, tỉ lệ phân bổ ngành nghề của các doanh nghiệp mới thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh theo bảng sau:

STT
NGÀNH
TỔNG SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP
TỶ TRỌNG (%)
1 BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
25,105 49%
2 HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
5,042
10%
3 CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
4,872
9%
4 XÂY DỰNG
4,059
8%
5 HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ
2,378
5%
6 DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG
2,255
4%
7 THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
2,113
4%
8 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
1,429
3%
9 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1,363
3%
10 NGÀNH NGHỀ CÒN LẠI KHÁC 2,250 4%
Bảng phần bố ngành nghề của các doanh nghiệp mới thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Để xem danh sách đầy đủ các ngành nghề kinh doanh, bạn có thể tham khảo thêm tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp


Tuyết Nhung - StartX.