Một cá nhân có thể thành lập nhiều doanh nghiệp không?

Mỗi cá nhân chỉ được lập một doanh nghiệp tư nhân, một hộ kinh doanh, và là thành viên hợp danh của một công ty hợp danh. Tuy nhiên, cá nhân có thể thành lập nhiều công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Giới thiệu

Nhiều người khởi nghiệp đang có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh và thắc mắc: một cá nhân có thể thành lập nhiều doanh nghiệp không? Việc một cá nhân đứng tên nhiều doanh nghiệp có được pháp luật Việt Nam cho phép? Trong bài viết này, StartX sẽ giúp bạn hiểu rõ quy định pháp lý về việc một cá nhân thành lập nhiều doanh nghiệp, các điều kiện cần thiết và những lưu ý quan trọng liên quan.

Cá nhân có thể thành lập nhiều doanh nghiệp không?
Cá nhân có thể thành lập nhiều doanh nghiệp không?

1. Luật Doanh nghiệp 2020 có cho phép một cá nhân thành lập nhiều doanh nghiệp không?

Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Mặc dù cá nhân không thuộc đối tượng bị cấm đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, việc một cá nhân được phép thành lập bao nhiêu công ty còn phải phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Cụ thể:

1.1 Doanh nghiệp tư nhân:

Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, một cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
  1. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

1.2 Công ty hợp danh

Theo Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty hợp danh sẽ bị hạn chế một số quyền: không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ khi được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.
Điều 180. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
  1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

1.3 Chủ hộ kinh doanh

Theo khoản 3 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh sẽ không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân bà thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.
Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
  1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

1.4 Công ty TNHH và Công ty cổ phần

Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp không có quy định hạn chế số lượng công ty mà cá nhân được phép thành lập. Do đó, một cá nhân, tổ chức vẫn có thể thành lập nhiều công ty TNHH hoặc nhiều công ty cổ phần.
Như vậy, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân, một hộ kinh doanh và chỉ là thành viên hợp danh của một công ty hợp danh. Nếu cá nhân đã là chủ của một doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh; cũng không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

2. Điều kiện để một cá nhân thành lập nhiều doanh nghiệp

Mặc dù cá nhân có quyền thành lập nhiều doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định sau:

2.1 Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

Theo Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020, có một số nhóm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, như: Cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người chưa đủ tuổi thành niên, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, v.v.

2.2 Tuân thủ quy định về vốnngành nghề kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp cần có đủ vốn điều lệ phù hợp với ngành nghề đăng ký kinh doanh và phải tuân thủ các quy định pháp lý về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

2.3 Trách nhiệm pháp lý và tài chính

Khi đứng tên nhiều doanh nghiệp, cá nhân cần đảm bảo rằng mình có đủ khả năng quản lý và chịu trách nhiệm về pháp lý và tài chính cho tất cả các doanh nghiệp mà mình sở hữu.
Nếu bạn cần tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc đang tìm kiếm dịch vụ trọn gói thành lập công ty giá rẻ, StartX luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong quá trình khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.
Liên hệ ngay với StartX để nhận được dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín và tư vấn pháp lý toàn diện.

Tuyết Nhung - StartX