Quy định về con dấu doanh nghiệp mới nhất năm 2024
Tìm hiểu quy định về con dấu doanh nghiệp năm 2024: lựa chọn mẫu dấu, quản lý và sử dụng con dấu theo Luật Doanh nghiệp 2020. Doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu, chỉ cần tuân thủ quy định nội bộ và pháp luật hiện hành.
-
Giới thiệu
Khi thành lập doanh nghiệp, con dấu là yếu tố quan trọng để xác định tư cách pháp nhân và xác nhận giá trị pháp lý của các văn bản, hợp đồng, giao dịch. Việc sử dụng và quản lý con dấu phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về quy định con dấu doanh nghiệp năm 2024 theo Luật Doanh nghiệp 2020.
-
Con dấu là gì ?
Con dấu là đại diện pháp lý của doanh nghiệp, có giá trị trong việc xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật công nhận. Đây là dấu hiệu đặc biệt giúp phân biệt giữa các doanh nghiệp, đảm bảo tính pháp lý cho các giao dịch và văn bản doanh nghiệp.

Quy định về con dấu doanh nghiệp mới nhất năm 2024
-
Lựa chọn mẫu con dấu
- Nội dung và hình thức con dấu: Doanh nghiệp tự do quyết định về nội dung (như tên doanh nghiệp, mã số thuế) và hình thức (hình tròn, hình vuông...).
- Chọn đơn vị khắc dấu: Chọn đơn vị khắc dấu uy tín để đảm bảo chất lượng con dấu.
- Con dấu có thể là dạng vật lý hoặc chữ ký số theo quy định về giao dịch điện tử.
Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật
-
Doanh nghiệp có cần thông báo mẫu dấu không?
Theo Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về việc đăng ký mẫu dấu:
Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp
Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành không đề cập đến nội dung thông báo mẫu con dấu.
Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật
Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thay thế nghị định trên không còn quy định nội dung này. Như vậy đồng nghĩa với việc, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp tư nhân sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu. Doanh nghiệp chỉ cần tuân theo các quy định nội bộ về việc quản lý, lưu giữ và sử dụng con dấu doanh nghiệp theo Điều lệ của công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp ban hành.
-
Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu
Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về số lượng, loại con dấu, hình thức và nội dung con dấu cho công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị khác. Doanh nghiệp cần lưu ý:
- Quản lý và lưu giữ con dấu: Doanh nghiệp nên ban hành quy định nội bộ về quản lý và lưu giữ con dấu để đảm bảo an toàn, tránh lạm dụng.
- Sử dụng con dấu: Con dấu có giá trị pháp lý trong các văn bản, hợp đồng và giao dịch của doanh nghiệp, nhưng cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật và quy chế nội bộ.
Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật và điều lệ nội bộ để quản lý, sử dụng con dấu doanh nghiệp một cách hiệu quả và an toàn.
Tuyết Nhung - StartX