Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp mới thành lập
Không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng tài khoản ngân hàng, nhưng mở tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các thủ tục ban đầu về thuế điện tử và thực hiện các giao dịch tài chính, thanh toán hóa đơn, nhận thanh toán từ khách hàng.
-
Giới thiệu
Mở tài khoản ngân hàng là một trong những bước quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp mới thành lập quản lý tài chính, thực hiện giao dịch và nộp thuế. Bài viết này hướng dẫn chi tiết từ hồ sơ đến quy trình mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, giúp hoạt động tài chính minh bạch và hợp pháp.

Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp mới thành lập
-
Tại sao cần mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp?
Hiện nay không có bất kỳ quy định pháp luật nào trực tiếp bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng tài khoản ngân hàng, nhưng mở tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính, thanh toán hóa đơn, nhận thanh toán từ khách hàng và nộp thuế điện tử. Điều này giúp minh bạch tài chính và tuân thủ đúng quy định về thuế. Theo Thông tư 02/2019/TT-NHNN, tổ chức là pháp nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân đều có quyền mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
Theo Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN có quy định về việc mở tài khoản thanh toán như sau:
Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:“Điều 11. Đối tượng mở tài khoản thanh toán...
Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.”.
-
Hồ sơ cần thiết để mở tài khoản ngân hàng
Để mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp mới thành lập, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy tờ tùy thân của người đại diện pháp luật: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật: Đối với doanh nghiệp có nhiều người đại diện.
- Con dấu doanh nghiệp: Theo Điều 43, Luật Doanh Nghiệp 2020, doanh nghiệp phải có con dấu hợp pháp để thực hiện giao dịch.
Điều này được quy định tại Thông tư 02/2019/TT-NHNN như sau:
7. Khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:...
Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức:a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này;b) Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;c) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp và quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức mở tài khoản thanh toán kèm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của những người đó.”
-
Quy trình mở tài khoản ngân hàng
- Bước 1: Chọn ngân hàng Doanh nghiệp nên lựa chọn ngân hàng phù hợp với nhu cầu kinh doanh, dịch vụ tốt và có mạng lưới giao dịch rộng.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ Hoàn tất hồ sơ theo yêu cầu và nộp tại chi nhánh ngân hàng mà doanh nghiệp đã chọn.
- Bước 3: Ký kết hợp đồng mở tài khoản
- Người đại diện pháp luật sẽ ký kết hợp đồng mở tài khoản doanh nghiệp. Sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin tài khoản để bắt đầu sử dụng.
-
Những lưu ý khi mở tài khoản ngân hàng
- Chọn ngân hàng có dịch vụ Internet Banking để tiện lợi trong giao dịch và quản lý tài chính.
- Đảm bảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để tránh thời gian xử lý kéo dài.
- Doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng, nhưng cần tuân thủ quy định về sử dụng tài khoản cho mục đích kinh doanh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc mở tài khoản cho doanh nghiệp mới thành lập, bạn hãy liên hệ StartX để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Tuyết Nhung - STARTX