Những điều cần biết về thay đổi giấy phép kinh doanh mới nhất
Thay đổi giấy phép kinh doanh là thủ tục bắt buộc khi doanh nghiệp có sự thay đổi về tên, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề hoặc người đại diện pháp luật. Hướng dẫn hồ sơ, thời hạn đăng ký và mức xử phạt khi chậm trễ.
Mục lục
Giới thiệu
Thay đổi giấy phép kinh doanh là thủ tục quan trọng giúp doanh
nghiệp cập nhật thông tin với cơ quan quản lý khi có sự thay đổi về tên, địa chỉ, người đại diện pháp luật, ngành nghề kinh doanh hoặc
vốn điều lệ. Việc thực hiện đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp mà còn tránh được các rủi ro về xử phạt hành
chính. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các trường hợp cần thay đổi giấy phép kinh doanh, thời hạn thực hiện, hồ sơ cần chuẩn bị và
mức xử phạt nếu đăng ký chậm trễ.
-
Thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?
Thay đổi giấy phép kinh doanh là thủ tục bắt buộc khi doanh
nghiệp có sự thay đổi về nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nếu không thực hiện đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt
hành chính hoặc gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Các trường hợp cần thay đổi giấy phép kinh
doanh:
Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 28 và Khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh
nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau đây:
Điều 30. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này.
Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, các trường hợp cần thay đổi giấy phép kinh doanh bao
gồm:
-
Thay đổi tên công ty
-
Thay đổi địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện
-
Thay đổi giám đốc hoặc người đại diện pháp luật
-
Thay đổi cổ đông sáng lập hoặc phần vốn góp trong công ty TNHH
-
Thay đổi số điện thoại, email, website công ty
-
Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
-
Thay đổi vốn điều lệ công ty (tăng hoặc giảm)
-
Thay đổi cơ cấu vốn giữa các thành viên công ty
-
Thay đổi loại hình doanh nghiệp

Trường hợp cần thay đổi giấy phép
kinh doanh
-
Thời hạn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 30, Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có trách
nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.
Điều 30. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi
Ngoài ra, theo Khoản 4, Điều 31, Luật Doanh nghiệp 2014,
trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký theo quyết định của Tòa án hoặc phán quyết của Trọng tài, thời hạn đăng ký là
15 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Điều 31. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:a) Người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực thi hành. Kèm theo đăng ký phải có bản sao bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực thi hành;b) Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo nội dung bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực thi hành trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
-
Hậu quả khi đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh quá thời hạn
Nếu doanh nghiệp không thực hiện đăng ký thay đổi đúng thời
hạn, có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP với các mức phạt như sau:
Điều 44. Vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Hậu quả khi đăng ký thay đổi giấy
phép kinh doanh quá thời hạn
-
Lưu ý quan trọng khi thay đổi giấy phép kinh doanh
-
Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ ngay khi có sự thay đổi để tránh bị xử phạt.
-
Có thể thực hiện đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
-
Nếu thay đổi liên quan đến địa chỉ trụ sở khác tỉnh, cần làm thủ tục thông báo với cơ quan thuế trước khi đăng ký thay đổi.
-
Nếu thay đổi theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài, thời hạn đăng ký là 15 ngày làm việc kể từ khi quyết định có hiệu lực.
-
Thời hạn đăng ký thay đổi thông thường: 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
-
Doanh nghiệp đăng ký trễ sẽ bị phạt từ 3 - 30 triệu đồng tùy mức độ vi phạm.
Thay đổi giấy phép kinh doanh là thủ tục quan trọng giúp doanh
nghiệp cập nhật thông tin đúng quy định. Việc thực hiện đúng thời hạn và đầy đủ hồ sơ sẽ giúp tránh bị xử phạt hành chính và đảm bảo
hoạt động kinh doanh ổn định. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn thay đổi giấy phép kinh doanh 2025 - Thủ tục
nhanh, đúng quy định tại đây nhé!
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về thay đổi giấy phép kinh doanh
cũng như những vấn đề liên quan đến dịch
vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói. Hãy liên hệ StratX ngay để được hỗ trợ nhé!
Tuyết Nhung - StartX