Các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp mới thành lập cần nắm rõ các loại thuế phải nộp trong năm 2024 như thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và các loại thuế khác để tuân thủ pháp luật và lập kế hoạch tài chính.
Giới thiệu
Khi thành lập doanh nghiệp, việc hiểu rõ các loại thuế phải nộp là vô cùng quan trọng để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và lập kế hoạch tài chính phù hợp. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại thuế chính mà doanh nghiệp cần nộp sau khi thành lập, bao gồm thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và các loại thuế khác.

Các loại thuế doanh nghiệp mới thành lập phải nộp
-
Thuế môn bài
Thuế môn bài hay còn gọi là lệ phí môn bài là loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo năm.
- Mức thuế môn bài:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
-
- Miễn lệ phí môn bài: Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên hoạt động.
-
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 nêu định nghĩa về thuế GTGT như sau:
Điều 2. Thuế giá trị gia tăngThuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Phương pháp tính thuế GTGT:Điều 9. Phương pháp tính thuếPhương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
- Khai báo và nộp thuế: Doanh nghiệp phải kê khai thuế GTGT hàng tháng hoặc hàng quý, tùy thuộc vào doanh thu.
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) áp dụng cho mọi doanh nghiệp và được tính dựa trên lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được sau khi trừ chi phí.
- Thuế TNDN: Theo quy định tại Điều 13, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, mức thuế suất thông thường là 20%. Doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc khu vực kinh tế ưu đãi có thể hưởng mức thuế suất thấp hơn.
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm.
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20%.
Điều 13. Ưu đãi về thuế suất -
- Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Theo Điều 15, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, các doanh nghiệp mới thành lập trong các lĩnh vực ưu tiên hoặc tại các khu vực kinh tế khó khăn có thể được miễn, giảm thuế TNDN cụ thể:
- Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số.
Điều 15. Các trường hợp giảm thuế khác -
-
Các loại thuế khác
Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải nộp thêm một số loại thuế khác, bao gồm:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như rượu, bia, thuốc lá, xăng dầu... (Theo Điều 3, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008).
- Hàng hóa:
- Dịch vụ:
Điều 2. Đối tượng chịu thuếa) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;b) Rượu;c) Bia;...a) Kinh doanh vũ trường;b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;... -
- Thuế xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu phải chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định tại ĐIều 2 Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
Điều 2. Đối tượng chịu thuế -
- Thuế tài nguyên: Theo Điều 2, Luật Thuế tài nguyên 2009 áp dụng cho doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, dầu khí...
- Khoáng sản kim loại.
- Khoáng sản không kim loại.
- Dầu thô.
- Khí thiên nhiên, khí than.
- Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
- Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
- Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
- Yến sào thiên nhiên.
- Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Điều 2. Đối tượng chịu thuế -
Hiểu rõ các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp là bước quan trọng giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và quản lý tài chính hiệu quả. Từ thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN đến các loại thuế khác, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước để có thể hoạt động bền vững và phát triển. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ về các thủ tục thuế, StartX luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong quá trình khởi nghiệp.
Tuyết Nhung - StartX