Viên chức có được phép thành lập doanh nghiệp không?
Viên chức làm việc ở các đơn vị công lập không được phép mở công ty hay quản lý doanh nghiệp, nhưng họ vẫn có thể góp vốn hoặc trở thành cổ đông trong các công ty cổ phần, tham gia đầu tư hợp pháp.
Giới thiệu
Việc thành lập doanh nghiệp là một quyền cơ bản của công dân, nhưng không phải ai cũng có thể tự do thực hiện quyền này, đặc biệt là đối với viên chức và công chức. Vậy, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Bài viết này sẽ giúp bạn phân tích các quy định pháp luật liên quan đến việc viên chức có được phép thành lập doanh nghiệp hay không và các trường hợp ngoại lệ.
-
Quy định pháp lý về việc thành lập doanh nghiệp của viên chức
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, mọi công dân Việt Nam, bao gồm cả cá nhân và tổ chức, đều có quyền thành lập và điều hành doanh nghiệp trừ những trường hợp bị cấm theo pháp luật. Tuy nhiên, đối với viên chức và công chức, quyền này bị hạn chế theo quy định của các luật liên quan đến viên chức, công chức.

Viên chức có được phép thành lập doanh nghiệp không?
-
Viên chức là ai?
Theo Điều 2, Luật Viên chức 2010, viên chức là những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng làm việc. Viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, nghiên cứu khoa học, thông tin, truyền thông, và một số lĩnh vực khác theo yêu cầu của Nhà nước.
Điều 2. Viên chứcViên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
-
Viên chức có được phép thành lập doanh nghiệp không?
Theo khoản 2 Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng những người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập như công chức, viên chức không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Điều này nhằm đảm bảo sự minh bạch, tránh việc viên chức lợi dụng vị trí và quyền lực trong nhà nước để phục vụ lợi ích cá nhân.
Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
-
Viên chức có thể tham gia hoạt động như nào?
Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
- Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Như vậy, viên chức không được phép thành lập và điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ có thể tham gia với tư cách nhà đầu tư góp vốn hoặc cổ đông của các công ty cổ phần. Trong trường hợp muốn thành lập hoạt động kinh doanh nhỏ, viên chức có thể thành lập hộ kinh doanh cá thể.
-
Hậu quả pháp lý khi vi phạm quy định
Nếu viên chức cố tình thành lập doanh nghiệp hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp trong khi chưa được phép, điều này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Các hậu quả pháp lý được quy định tại Điều 29 NGHỊ ĐỊNH 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư như sau:
Điều 29. Vi phạm quy định về đăng ký người thành lập doanh nghiệpPhạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Đăng ký thành lập doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật không có quyền thành lập doanh nghiệp;b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
2.Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.b) Buộc thay đổi thành viên đối với tổ chức, cá nhân góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 1 Điều này.Việc nắm rõ các quy định này sẽ giúp viên chức tránh các rủi ro pháp lý không đáng có. Nếu bạn là viên chức và đang có ý định thành lập doanh nghiệp hoặc kinh doanh, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo các quy định pháp lý liên quan. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ với StartX để được hỗ trợ.
Tuyết Nhung – StartX