Hướng dẫn cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Các cá nhân người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cần chuẩn bị: Giấy đăng ký đầu tư, giấy phép kinh doanh, vốn tại ngân hàng Việt Nam,... và tuân thủ các quy định pháp lý về thuế và doanh nghiệp.

Giới thiệu

Việc các cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam là một bước đi quan trọng, mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, để đảm bảo thành công, các cá nhân nước ngoài cần phải hiểu rõ quy trình pháp lý và các yêu cầu cần thiết. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết cho các cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, từ điều kiện, quy trình cho đến các lưu ý về thuế và pháp lý tại Việt Nam trong năm 2024.
  1. Điều kiện để cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020 cá nhân nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:
Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
  1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  1. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tuy nhiên, để thực hiện thành công, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
  • Tư cách pháp nhân: Cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp với các loại hình như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hoặc doanh nghiệp tư nhân.
  • Lĩnh vực kinh doanh: Phải nằm trong danh mục ngành nghề mà pháp luật Việt Nam cho phép. Một số ngành nghề đặc thù có thể yêu cầu điều kiện vốn hoặc giấy phép đặc biệt (ví dụ: lĩnh vực tài chính, bất động sản, y tế, giáo dục, v.v.).
  • Vốn đầu tư: Cá nhân nước ngoài không bị yêu cầu về mức vốn tối thiểu cho mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, trong một số ngành nghề cụ thể, bạn cần chứng minh vốn đầu tư theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Điều kiện để cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Điều kiện để cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
  1. Quy trình thành lập doanh nghiệp dành cho cá nhân nước ngoài

  • Chuẩn bị hồ sơ

Để các cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, bước đầu tiên là chuẩn bị giấy chứng nhận đầu tư.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bạn cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp để xin tiếp giấy phép kinh doanh bao gồm:
  • Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Cá nhân nước ngoài có thể nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đăng ký hoạt động. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết về cách soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệpcách nộp hồ sơ qua Cổng thông tin quốc gia để làm đúng và đủ các thủ tục theo yêu cầu
  • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nộp hồ sơ thành công, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 5-7 ngày làm việc. Đây là giấy tờ quan trọng để doanh nghiệp của bạn được chính thức công nhận tại Việt Nam.
  1. Những lưu ý về thuế và pháp lý dành cho cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cần chú ý một số vấn đề sau:
  • Thuế: phải tuân thủ các quy định về thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (VAT), và các loại thuế khác liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
  • Báo cáo tài chính hàng năm: Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính hàng năm và thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ.
  • Lao động: Nếu thuê lao động tại Việt Nam, doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo quy định của Luật Lao động.
    Việc cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không phải quá phức tạp nếu bạn hiểu rõ các quy định pháp lý và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. StartX luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn từ tư vấn pháp lý đến hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp. Hãy liên hệ StartX ngay để được hỗ trợ nhé!
Tuyết Nhung – StartX