Hướng dẫn thủ tục tạm ngưng hoạt động công ty
Tạm ngưng hoạt động công ty là giải pháp tạm dừng kinh doanh, tránh giải thể. Doanh nghiệp cần nộp thông báo trước 3 ngày, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp qua cổng thông tin hoặc trực tiếp tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh. Tổng thời gian tạm ngừng liên tiếp không vượt quá 2 năm.
Mục lục
Giới thiệu
Tạm ngưng hoạt động công ty là lựa chọn phù hợp khi doanh nghiệp muốn dừng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian mà không phải giải thể. Quy trình này giúp doanh nghiệp có thời gian tái cơ cấu, giảm áp lực tài chính hoặc chờ đợi thị trường phục hồi. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng quy định pháp luật, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục theo đúng trình tự. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và hoàn thành thủ tục tạm ngưng hoạt động công ty một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tạm ngưng hoạt động công ty hay còn gọi là tạm ngừng hoạt động.
-
Tạm ngưng hoạt động công ty là gì?
Tạm ngưng hoạt động công ty là việc doanh nghiệp tạm dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải giải thể. Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính hoặc chuẩn bị tái cơ cấu hoạt động kinh doanh.
Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp như sau:
Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệpCác tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
-
Quy trình thực hiện thủ tục tạm ngưng hoạt động công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đã liệt kê ở mục trên và kiểm tra kỹ thông tin trước khi nộp. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (nếu cần).
- Quyết định tạm ngưng hoạt động công ty của chủ sở hữu (TNHH MTV)/Hội đồng thành viên (TNHH HTV, Cổ phẩn)
- Biên bản họp hội đồng thành viên (TNHH HTV, Cổ phần)
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu: Của người nộp hồ sơ và người đại diện pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Trực tiếp tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 3: Theo dõi và xử lý hồ sơ
- Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cấp Giấy xác nhận tạm ngưng hoạt động doanh nghiệp.
Bước 4: Thông báo cơ quan liên quan
Sau khi được phê duyệt, doanh nghiệp cần thông báo việc tạm ngưng đến:
- Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp.
- Các đối tác liên quan: Nếu có hợp đồng còn hiệu lực.Tạm ngưng hoạt động công ty là gì?
-
Các trường hợp tạm ngưng hoạt động công ty
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp tạm ngưng hoạt động công ty bao gồm
Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục phối hợp giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
-
Lưu ý khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh
- Hồ sơ:
- Không viết tay vào các biểu mẫu nộp hồ sơ.
- Sử dụng ghim kẹp thay vì kim bấm.
- Tất cả tài liệu phải là bản sao y, chứng thực và in trên giấy khổ A4.
-
- Thời hạn thông báo:
- Gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến tạm ngừng.
-
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty:
- Mỗi lần tạm ngừng không quá 1 năm.
- Tổng thời gian tạm ngừng liên tiếp không vượt quá 2 năm.
- Nếu muốn gia hạn, phải thông báo tiếp trước khi thời hạn cũ kết thúc.
-
Thủ tục tạm ngưng hoạt động công ty không phức tạp nếu doanh nghiệp nắm rõ quy định và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Đây là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn mà không phải giải thể. Để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ, hãy liên hệ ngay với StartX để được tư vấn miễn phí về dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói cũng như các thông tin về thủ tục tạm ngưng hoạt động công ty.
Tuyết Nhung - StartX